Lưu ý bài trí bàn thờ THẦN TÀI – THỔ ĐỊA để hút tài lộc và may mắn

Lưu ý bài trí bàn thờ THẦN TÀI – THỔ ĐỊA để hút tài lộc và may mắn

HƯỚNG DẪN BÀI TRÍ BÀN THỜ  THẦN TÀI – THỔ ĐỊA HÚT TÀI LỘC, MAY MẮN 

1: CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ THẦN TÀI – THỔ ĐỊA: cách bài trí bàn thờ thần tài thổ địa

Bàn thờ thần tài- thổ địa

Thần tài là : 神 財
Thần: – vị Thần, – Tinh thần, Thần: Thiêng liêng mầu nhiệm, Tài: – trí phi thường. Tài: tiền bạc, của cải.
Thần tài là vị Thần cai quản về tiền bạc và của cải.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà. Hàng năm ngày 10/1 âm lịch là ngày Tết của Thần Tài, vào ngày này mọi người hay mua một ít vàng một ít bạc cho vào két sắt hay cất vào nơi tư mật.

SƠ ĐỒ BÀI TRÍ BAN THỜ THẦN TÀI

 Các bạn xem sơ đồ bài trí bàn thờ Thần Tài 

Theo sơ đồ ta thấy : Trong cùng bàn thờ , dán trên vách là một tấm Bài vị thần tài như đã nói ở phần trên . Hai bên , bên trái ( từ ngoài nhìn vào ) là ông Thần tài , bên phải là Ông Địa . Ở giữa hai ông là một hũ tiền xu bằng đồng, một hũ gạo , một hũ muối. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay . Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi tôn nhang phải theo một số thủ tục nhất định ( sẽ nói rõ ở phần sau ) . Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ , các bạn nên dùng keo 502 hoặc keo apolo dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên trục trặc ngay sau đó .
Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ” , các bạn đặt lọ hoa bên tay phải , đĩa trái cây bên tay trái ( Nhìn từ ngoài vào ) . Thường nên cắm hoa hồng , hoa cúc , hoa đồng tiền . Trái cây nên xắp ngũ quả ( 5 loại trái cây ) nếu không cũng nên có 3 loại quả cho màu sắc tươi tắn . Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng , người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình vòng cung ta nên bày như vậy ( chú ý một số tài liệu Man thư ghi chép phổ biến là xếp chén theo hình dấu + hình chữ Thập chúng ta không nên làm theo vì trong phong thủy nó là hình thế xấu tượng trưng cho sự xóa sổ sự hủy bỏ ( chưa kể đây là biểu tượng của ngành y và các tổ chức nhân đạo… nó làm ta liên tưởng đến sự nguy hiểm, nghèo khổ, cứu trợ, cấp cứu… Ý niệm rất quan trọng trong tâm linh. 

***BÀI TRÍ THIỀM THỪ(CÓC) VÀ TỲ HƯU PHONG THỦY NHƯ THẾ NÀO ?***

TAM CƯỚC THIỀM THỪ 

Tránh bài trí theo man thư như vậy cho dù có nhiều cách phân tích lộng ngôn là vì theo ngũ phương phải xếp chén như thế… Bàn thờ nào nước cũng đều phải bài trí theo thế Minh đường tụ thủy. Trên mặt đất Tam cước thiềm thừ tức cóc vàng ba chân để bên trái ( Từ ngoài nhìn vào ), miệng ngậm tiền chầu mặt vào bát hương. Tỳ hưu còn gọi là Kỳ Hưu để bên phải, mặt nhìn ra cửa chính hoặc cửa phòng hút tài khí từ đường vào, Tỳ Hưu có thể để trên mặt đất, có thể để cùng trên ban thờ đều được. Ngoài cùng trên mặt đất , các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp , nông lòng , đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước ( Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi , bên trong thả 8 đồng càn khôn tiền xu đồng ngoài tròn có xuyên lỗ vuông). Tuy nhiên chúng ta nhớ cân bằng yếu tố Thủy và Hỏa trên bàn thờ – bát hương – đèn – nến biểu trưng cho tính hỏa nên nếu bát hương nhỏ ta làm bát nước nhỏ, bát hương lớn ta mới đặt âu nước hay bát nước lớn nhưng vẫn chỉ được có đường kính bằng đường kính bát hương.Ngoài ra còn có Hồ lô đồng và Tháp Văn Xương bài trí tả hữu .

TỲ HƯU PHONG THỦY

Trên nóc bàn thờ Thần Tài , người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương – Tà Thần tài Di Lặc ( tuy nhiên cách bài trí này chủ áp dụng cho trang thờ Nhất vị Thần Tài hoặc trang thờ Nhị vị Thần Tài, với những trang thờ Tam Tài thì tuyệt đối không làm như vậy vì kị Tứ Thần. Khi thờ Tam Tài có thể dán các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách và hướng tới Thiện Tài.

Hồ lô đồng và tháp văn xương

Chúng ta không thể xác định được người Việt Nam thờ Thần tài vào lúc nào, bởi vì như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người Việt Nam khi sống cung các gia đình Hoa kiều thì ảnh hưởng và tiếp thu tục lệ của người Hoa, như thế những người Việt Nam thờ Thần tài chắc chắn là những người thường làm ăn buôn bán với các Hoa kiều. Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, Ông Địa, Ông Táo. Do đó, người Hoa làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là “bài vị Thần tài”, và chúng ta thấy bài vị này được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp. Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề “TỤ BẢO ĐƯỜNG” nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quí báu, phía dưới có vẽ một cái TỤ BẢO BỒN là cái chậu huyền diệu chứa của báu.
Sau đây là một kiểu bài vị Thần tài và các Thần bản gia 

CHÚ THÍCH: (chữ Hán trên bài vị đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới)
聚 寶 堂 : TỤ BẢO ĐƯỜNG: nhà chứa của quí báu.
招 財 : Chiêu tài: mời gọi tiền của.
進 寶 : Tiến bảo: dâng hiến bảo vật.
金 枝 初 潑 腳 : Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.
銀樹正開花 : Ngân thụ chính khai hoa: Cây bạc chính thức nở hoa.
Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng.
Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là:
Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).
如 意 吉 祥 : Như ý cát tường: tốt lành như ý muốn.
一 帆 風 順 : Nhất phàm phong thuận: thuận buồm xuôi gió.
四 季 平 安 : Tứ quí bình an: bốn mùa bình an.
Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phụng:
五 方 五 土 龍 神 : NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN
前 後 地 主 財 神 : TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN
■ Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ Hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung ương.
● Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).
● Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:
o Thổ Công, làm chủ nền nhà.
o Thổ Thần, làm chủ khu đất.
o Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.
o Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng.
o Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.
■ Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.
● Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn.
● Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay.
Những cơ sở kinh doanh các ngành nghề đều có thờ Thần Tài. Họ lập bàn thờ Thần tài lớn và trang nghiêm rực rỡ, chưng cúng hoa thơm và trái cây thường xuyên, cúng nước mỗi sáng mỗi chiều đều đốt nhang khấn vái để Thần Tài luôn luôn phù hộ cho họ làm ăn phát tài. Trên bàn thờ, ngoài bài vị Thần Tài còn có đặt phía ngoài hai tượng: tượng Ông Địa và tượng Ông Thần Tài.
Về Ngũ Hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ Ông Địa Thần Tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.
Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần Tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình hoa, mâm dĩa trái cây, chum rượu, chén nước.
Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.
Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết Như Nguyện đã nói trên.
Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một phiên bản của Thần Đất (Thổ Địa) – vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu.và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt giúp trấn an trên con đường mưu sinh.
Thần Đất cũng là một trong các vị thần bản địa được mang vào để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dần về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần Tài xuất hiện. Thần Tài là một dạng thức khác của Thần Đất. Nếu Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp thì Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc.
Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần Tài có ít nhiều thay đổi. Hiện nay tượng Thần Tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, hiếm khi thờ cúng Thần Tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ Địa – vị thần cai quản đất đai, nhà cửa. Người ta không chỉ cúng Thần Tài vào ngày tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần Tài “độ” cho họ đông khách, mua may bán đắt, trong ấm ngoài êm, hòa khí sinh tài.
Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Dân gian tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

2.TẾT THẦN TÀI

Khoảng tầm gần 10 năm trở lại đây tục TẾT THẦN TÀI ngày mùng 10 tháng giêng trở nên phổ biến trong nhân dân nước VIỆT NAM ta.
Và chúng ta cũng rất hiểu đây là do sự giao thoa về văn hóa giữa văn hóa tâm linh của người Việt và văn hóa tâm linh của người Hoa do người Hoa sống ở Việt Nam họ luôn giữ nếp thờ Tết Thần Tài và người Việt ta sang giao thương bên Trung Quốc cũng học tập theo nhân dân Trung Quốc.
Ngày TẾT THẦN TÀI 10/1 tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.
Ngày mùng 10 Tết giờ đây đã là “ngày hội” bất thành văn đã thành thông lệ “ngày may mắn nhất trong năm” ngày mà mọi người tranh thủ “xếp hàng” mua vàng còn một số các đơn vị kinh doanh vật phẩm phong thủy thì cũng tranh thủ phổ biến khắp các trang mạng là ngày này THỈNH VẬT PHẨM PHONG THỦY về sẽ rất tốt… điều đó cũng không ảnh hưởng gì nếu bạn cũng muốn bài trí thêm vào Ban thờ THẦN TÀI của gia đình những xâu tiền càn khôn, đĩnh vàng, đĩnh bạc hay các linh thú TỲ HƯU và TAM CƯỚC THIỀM THỪ. Tuy nhiên song hà khuyên các bạn chú ý khi mua các linh thú thì nên mua linh thú bằng đồng hoặc bằng đá tránh mua linh thú làm từ nhựa hay bột đá đổ nhân tạo tác dụng thấp.Chúng ta cũng phải cân đối khi bài trí các linh thú ở bàn thờ THẦN TÀI thì kích cỡ của Linh thú chỉ được phép nhỏ hơn tượng THẦN tránh to bằng hay to hơn tượng THẦN -như vậy là NGHỊCH THIÊN – THÚ KHẮC CHẾ THẦN sẽ không bình ổn gia sự.

Bàn thêm một chút về việc MUA VÀNG NGÀY TẾT THẦN TÀI: Theo các tài liệu văn hóa tâm linh cổ của người Hoa thì ngày TẾT THẦN TÀI họ thường mang theo VÀNG – BẠC cất vào nơi kho cất giữ tiền của cũng như để giấu vào trong tượng THẦN nhưng họ không có mua nhiều chỉ là một chút thôi. Ngày nay người Trung Quốc giản tiện và tiết kiệm họ mua 2 bộ lai vàng lai bạc có in dập 3 chữ Hán Tự Phúc – Lộc – Thọ , 1 bộ cho vào két sắt, 1 bộ cúng tiến tại ban thờ THẦN TÀI.
Do đó việc tại Việt Nam ta người người đi mua vàng vào ngày TẾT THẦN TÀI khá tốn kém do bị đẩy giá lên cao và lại không biết mua BẠC vô tình lại không đúng với phong tục vốn có.

3.ĐỒ LỄ CÚNG TẾT THẦN TÀI:

Ngày vía của Thần Tài đồ lễ gồm : 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.

Ngoài ngày vía chính của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Nhưng mọi người vẫn chọn ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng để cúng Thần Tài, cầu xin cho may mắn về tài lộc trong tháng đó, nên trở thành thông lệ.

Thông thường thì vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch, cùng với bàn thờ Tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, hoặc vào ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Cúng Thần Tài để tạ lễ khi gặp vận may về tài lộc.

Đồ cúng thường là các món ăn ngon như heo quay, vịt quay, gà sống luộc mổ moi ngậm hoa hồng để nguyên nội tạng, hoa quả, nước sạch… Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món Cua biển và heo quay, bánh bao nhân thịt trứng và chuối chín vàng.

Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7 giờ, mỗi lần đốt 5 cây nhang. Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng có hương thơm.

Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa chỉ vào ngày cuối tháng không làm theo man thư lau dọn giữa tháng là sai. Nước lau rửa bao sái ban thần tài là nước ngũ vị hương đun lên từ 5 loại lá hương liệu gồm hồi khô, quế khô, hương nhu, lá xả, lá mùi ( hoặc lá bưởi tùy mùa) – không nên lau rửa bàn thờ bằng rượu gừng nếu bàn thờ bằng gỗ sẽ làm hỏng ban thờ, tắm tượng sứ rượu gừng thì không sao. Tuy nhiên cần nhớ 1 năm 12 tháng ta chỉ tắm cho tượng 5 lần/1 năm và tắm tượng vào các ngày 10 hàng tháng. Khăn lau bàn thờ riêng – khăn tắm tượng Thần Tài – Thổ Địa riêng – những chiếc khăn này tuyệt đối không được cùng dùng vào việc khác.

Tôn nhang bát hương thờ Thần Tài – Thổ Địa và thỉnh Thần Tài, Thổ Địa

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, lụa vàng hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, an vị Thổ Địa. Nếu gia đình có điều kiện mời được Sư tăng hoặc Pháp Sư tôn nhang bát hương và ” Chú Nguyện nhập Thần” – ” Thỉnh Thần nhập tượng” tại gia thì càng tốt.
Khi bát hương và tượng mang từ chùa về nhà dùng nước nước ngũ vị hương đun lên từ 5 loại lá như trên tắm tượng và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.
Ai muốn thờ Thần Tài Thổ Địa đều phải thực hiện như trên, Thần Tài, Thổ Địa mới có linh khí.

Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa hợp với gia chủ, cũng có Thần Tài, Thổ Địa không hợp với gia chủ, chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, mặt sáng sủa, mắt nhìn thẳng hoặc nhìn lên không nhìn xuống dưới tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.

Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Thần Tài, Thổ Địa không thể cho hay biếu người khác, phải tự gia chủ thỉnh về.

Đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính đều được.

4.VĂN KHẤN NHỊ VỊ THẦN TÀI VỊ TIỀN THỔ ĐỊA VỊ TIỀN

Văn khấn Thần Tài

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời con lạy mười phương chư Phật , chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Bản Cảnh Thành hoàng Chư vị đại vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy ngài Thần Tài vị tiền tiếp dẫn Tài Thần
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy

Tín chủ con là:…………………………………Tuổi:…………………..
Ngụ,
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật..( nếu thờ THẦN TÀI và THỔ ĐỊA phải đọc là ..
..kính mời NHỊ VỊ THẦN TÀI VỊ TIỀN THỔ ĐỊA và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin Thần Tài ( nếu thờ 2 vị phải đọc… cúi xin Nhị vị Thần Tài Thổ Địa …) thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, tâm thiện tích phúc, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

5.CÁC VỊ THẦN TÀI VÀ VẬT PHẨM BÀY TRÍ BÀN THỜ THẦN TÀI  

Các vị thần tài phổ biến trong dân gian
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu là khá nhiều tỉnh thành địa phương của Trung Quốc Đại Lục cũng không phải nơi nào cũng Tết Thần Tài vào ngày mùng 10/1 âm. Lý do là tùy từng nơi dân chúng thờ các vị Thần Tài khác nhau hay còn phụ thuộc vào ngành nghề mà sẽ có những ngày vía của các vị là khác nhau nên Tết Thần Tài cũng có nhiều ngày khác nhau. Chúng ta chỉ điểm sơ qua đã thấy trong tín ngưỡng của người Trung Quốc có rất nhiều các vị Thần Tài và song hà xin trình bày hơn 10 vị THẦN TÀI phổ biến như sau:

1) Đức Phật Di Lạc : theo Ngô Bạch trong ” Đàm Thiên Thuyết Địa Luận Nhân” thì Phật Di Lạc mang hình dáng của một người mập , mặc chiếc áo rộng thùng thình luôn luôn để hở cái bụng phệ , miệng cười vui vẻ , thì thật ra đó là hình ảnh của một vị sư ở chùa Lương Nhạc Lâm danh hiệu là Bố Đại Hòa Thượng , vị sư này trước khi mất có di ngôn đại ý cho hay ngài là truyền nhân của Phật Di Lạc. Vì lẽ đó mà khi tạc tượng Di Lạc -vị Phật tương lai- người thời đó đã dựa vào hình dáng của Bố Đại Hòa Thượng.

2) Thần Tài Quan Công tức là Quan Vân Trường , một danh tướng tài ba mạnh mẽ thời Thục Hán. Khi mất nước được đời sau tôn thờ như một Thần Linh. Các cơ sở làm ăn hay tư gia muốn được an bình đã thờ tượng Quan Công nhìn ra đường. Về mặt phong thủy , tượng Quan Công là biểu tượng Thần Linh chế ngự mọi xung xát phát sinh từ bên ngoài ( như tai họa , trộm cướp….) vào nhà hay cơ sở. Các Đại Sư Phong thủy Trung Quốc khuyên thân chủ nên chọn tượng Quan Công đứng để thờ linh hoạt mạnh mẽ hơn tượng Quan Công ngồi. Riêng với bản thân song hà thì song hà khuyên nhân dân Việt Nam mà thờ THẦN TÀI là một vị võ tướng nên thờ QUỐC PHỤ HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN là VÕ TƯỚNG nước VIỆT ta lại là vị VÕ TƯỚNG THIÊN MỆNH sống THỌ PHÚC đến tận cuối đời chứ không bị chặt đầu như QUAN VÂN TRƯỜNG dưới con mắt của các nhà NGHIÊN CỨU TÂM LINH là VÔ PHÚC không có HẬU và LỘC không bền. Bằng sự trải nghiệm của Gia tộc phong thủy HOÀNG ĐIỀN trải qua hàng trăm năm thấy rất rõ ràng việc thờ QUỐC PHỤ HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN là vô cùng linh nghiệm đối với nhân dân VIỆT NAM ta.

3/ BỐ ĐẠI HÒA THƯỢNG: Khi trình bày về việc thờ Thần Tài tưởng cũng nên nói thêm là cho đến nay nhiều người , ngay cả một số người Hoa cũng nhầm lẫn khi thỉnh tượng một vị sư mặc áo rộng , hở ngực và bụng , lưng đeo cái túi lớn , miệng cười toe toét mang về nhà hay cơ sở làm ăn để thờ và đinh ninh đó là thần tài. Thật ra tượng vị sư đó chính là Bố Đại Hòa Thượng – vị sư nổi tiếng tại ngôi chùa có tên chùa Lương Nhạc Lâm ( thuộc tỉnh Triết Giang bây giờ ) Vị sư này thường ngày đeo cái túi vải sau lưng đi hành khất nhưng lại làm cho người đời ngộ Đạo và giúp người tai qua nạn khỏi.
Nếu đã mua nhầm tượng Bố Đại thì nên đặt quay mặt vào trong nhà hay cửa tiệm như mang tài lộc vào.

4/ PHÚC LỘC THỌ
Hình ảnh ba ông Phúc Lộc Thọ thường được đặt trong nhà hay trong cơ sở làm ăn là biểu tượng của sự Phúc Đức , Tài Lộc và sống lâu. Người Hoa thường đặt ba tượng này (thường là bằng đất nung nhiều màu sắc tươi đẹp ) trên bàn hay bệ cao nơi phòng gia đình hay nơi phòng Thờ hoặc nơi Thờ tự.

5/ NHÂN THẦN TÀI: Tượng Thần Tài thường làm bằng đất nung có khi phết nhũ vàng bên ngoài. Thần Tài tay cầm khối vàng , miệng cười thoải mái. Đây là biểu tượng cảu vị thần mang tài lộc vào nhà , giúp gia chủ phát vượng về mặt tiền bạc lợi nhuận. Tượng Thần Tài được tạc theo nhiều hình dạng khác nhau có khi ngồi có khi đứng. Theo truyền thuyết của người Hoa Thần Tài là Triệu Huyền Đàn , có khả năng Chiêu Tài , Lợi Thị.
Trong khi đó theo truyền thuyết của Việt Nam thì vị thần này là một chú bé có tên Như Nguyện được một vị thần ủy thác chó một nhà buôn tên là Âu Minh chăm sóc và đổi lại , đứa bé sẽ mang tài lợi tới cho nhà buôn này. Về sau Như Nguyện phạm lỗi bị nhà buôn đánh đòn , sợ quá Như Nguyện trốn đi. Dân quanh vùng biết chuyện đã lâp bàn thờ để thờ Như Nguyện và mong được Tài Lộc đến với họ. Từ đó học gọi Như Nguyện là Thần Tài.

6/ THẦN THỔ ĐỊA: Theo tài liệu trong cuốn Đàm Thiên của Trung Hoa xưa cổ thì Thổ Địa là Thần bảo vệ Đất Đai. Thổ thần chính là Câu Long , con trai Cộng Công , người đã từng tranh dành ngôi Hoàng Đế. Câu Long không muốn danh lợi quyền thế như cha , chỉ mong tìm đất trồng trọt ngũ cốc. Người đời sau tôn thờ làm vị Thần Đất Đai và gọi là Thần Đất , Thổ Địa. Ngày nay các thương gia Trung Quốc , Đài Loan , Hồng Kông đều tôn vinh Thần Thổ Địa làm thần Bảo Hộ. Không những thế nhà nhà thường thờ Thần Thổ Địa. Người Việt Nam cũng thường thờ Thần Thổ Địa trong nhà hay nơi cơ sở làm ăn vì mong Thần giúp đỡ đất đai yên ổn. Biểu tượng Thần Thổ Địa thể hiện qua nhiều hình thái khác nhau , nhưng thường thì rất bình dân. Tuy nhiên phần lớn dưới dạng một người đàn ông bụng phệ , ngồi trên mặt đất , tay cầm cái quạt , miệng cười toe toétdaan gian hay gọi với cái tên ÔNG ĐỊA. Thờ Thổ Địa nên đặt trên tấm đá phẳng trên mặt đất.

7/ THẦN TÀI TRIỆU CÔNG MINH: Ông Triệu Công Minh ở đây không phải là Triệu Công Minh trong truyện Phong Thần hay trong truyện Bắc Du Chân Võ, mà là một người dân ở núi Võ Đang bên Tàu.
Truyện dân gian Trung quốc kể rằng: ở vùng núi Võ Đang có một ông già tên là Triệu Công Minh nhà rất nghèo. Ngày ngày, ông xách giỏ đi khắp nơi xin quần áo cũ để mặc và xin cơm cặn canh thừa để ăn. Nghèo đến thế nhưng ông lão có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng. Gần đấy có một ông phú hộ, gọi là Tiền Viên Ngoại, tính rất xa xỉ và bất nhân, cơm ăn không hết thì đem đổ xuống cống, áo mặc cũ rồi thì bỏ vào đống rác. Ông lão nghèo họ Triệu thấy vậy mới lượm gom hết các quần áo cũ đem phân phát cho những người nghèo, hốt các canh thừa cơm cặn ấy về nuôi chó và vịt.
Bỗng một hôm, con vịt đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó già thì khạc ra 10 thoi bạc. Từ đó thành lệ, mỗi ngày vịt và chó đều đẻ và khạc ra vàng bạc cho lão Triệu. Lão Triệu trở nên rất giàu có, trong lúc Tiền Viên Ngoại thì càng lúc càng nghèo vì tính xa xỉ. Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin, khi gặp lại Triệu Công Minh, lão Viên cảm thấy rất xấu hổ. Họ Triệu thông cảm, giúp cho lão Viên một số tiền khá khá đủ làm vốn liếng làm ăn, nhưng Lão Viên quen tính tiêu xài xa xỉ nên dần dần hết vốn, trở nên nghèo khổ. Lão Viên lại sinh ác tâm, thấy họ Triệu giàu lớn như vậy bèn âm mưu tính toán giết Triệu Công Minh để chiếm đoạt tài sản. Lão Viên thừa lúc vắng vẻ, lén đốt nhà của Triệu cháy ra tro, nhưng họ Triệu không chết, con vịt biến thành chim Phụng bay vút lên trời, con chó già biến thành con cọp đen xông ra cắn chết lão Viên, tất cả vàng bạc của Triệu đều hóa thành đá, và Triệu Công Minh biến thành Thần Tài. Dân chúng lập miểu thờ Triệu Công Minh gọi là Thần tài miếu.

8/ THẦN TÀI LƯU HẢI: Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơn hội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũ sắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứng với các đồng tiền vàng. Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 – 926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyện quặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử. Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hải là con trai một lái buôn người Phước Kiến. Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóc có âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”). Giới thương nhân thường thờ Lưu Hải, dán tranh vẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc ba chân và miệng ngậm tiền được tạo hình độc lập (không gắn với Lưu Hải) được bày bán rộng rãi. Người ta mua về chưng ở nơi thờ thần Tài – Thổ Địa hay nơi trang trọng trong nhà để biểu thị cho việc cầu tài lộc.

9/ THẦN TÀI HÒA HỢP NHỊ TIÊN: Hình tướng thường thấy của cặp thần Tài này là cô gái: một hài âm cầm bó hoa sen (sen: hà, hài âm “hòa”) hay bó lúa (lúa: hòa); và một bưng cái hộp (hài âm “hợp”). Cặp nữ Tài thần này là đề tài của điêu khắc gốm, chạm gỗ phổ biến của ngành công nghệ miếu vũ của người Hoa. Thần tích là một truyền thuyết kể về hai chị em Hòa và Hợp buôn may bán đắt. Họ buôn món hàng gì cũng đắc lợi, kể cả những việc cố ý phá bỏ cũng phát tài. Ở Trung Quốc, Hòa Hợp nhị tiên là đối tượng sùng bái của những người sản xuất đồ gốm sứ, thợ nung vôi và người bán quạt.

10/ THẦN TÀI PHẠM LÃI: Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai. Sau khi đã toại chí, Phạm Lãi không màng công danh phú quý nên bỏ đi ở ẩn. Dã sử kể rằng Phạm Lãi với người đẹp Tây Thi bỏ trốn đi dạo chơi ở Ngũ Hồ. Sau khi bỏ đi, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng ở thôn Đào (?) nên được người đời gọi là Đào Công. Phạm Lãi được tôn là Tài thần. Trong dịp khai trương tiệm quán, cơ sở kinh doanh, người Trung Quốc và người Hoa hay tặng nhau tấm đại tự “Đào Công phất nghiệp” để chúc nhau việc kinh doanh, buôn bán thành đạt.
Ngoài ra trong ngành ĐÔNG Y thì những cơ sở bắt mạch hay châm cứu của người Trung Quốc đều có thờ THẦN Y HOA ĐÀ. Còn ở Việt Nam ta những gia đình truyền thống hành nghề thuốc nam có thờ THẦN Y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG – như vậy dân gian cũng coi THẦN Y là THẦN TÀI nếu họ hành nghề ĐÔNG Y.
Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờ thần Đất và tín lý phồn thực. Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệt rõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩa Thổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” và đến tận bây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia… thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lá lẻ lề đường. Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học, là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứng chỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần Tài. Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đất cũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh: Thổ sinh kim. Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp, bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bày tường tận dài dòng được.

Bài Viết Liên Quan