Các Loại Thuốc Gây Buồn Ngủ Thường Gặp

Sử dụng thuốc sẽ giúp cơ thể của chúng ta chữa bệnh và mau lành những tổn thương hơn, tuy nhiên có một loại thuốc sau khi chúng ta sử dụng lại gây nên tình trạng buồn ngủ trong ngày. Có rất nhiều người băn khoăn về việc tại sao uống thuốc tây gây buồn ngủ? và các loại thuốc gây buồn ngủ là loại nào? Để làm rõ vấn đề này cùng theo chân tạp chí giảm béo tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Tại sao uống thuốc gây buồn ngủ?

Có một số loại thuốc sau khi uống vào sẽ khiến chúng ta bị buồn ngủ và rất dễ đi vào giấc ngủ, đây là một tác dụng phụ của thuốc không thể tránh khỏi trên một số cơ thể con người, chứ không phải hầu hết tất cả mọi người.

Nguyên nhân chính của việc uống các loại thuốc gây buồn ngủ chính là chúng ảnh hưởng đến hóa chất trong não của chúng ta gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các dây thần kinh sử dụng các chất này để truyền tải tín hiệu cho nhau, giúp duy trì sự tỉnh táo của cơ thể. Khi thuốc vào cơ thể sẽ có một số chất khiến cho hoạt động này bị thay đổi vào kích thích sự buồn ngủ của cơ thể, lúc này bạn sẽ cảm thấy dễ bị buồn ngủ hơn.

các loại thuốc gây buồn ngủ
Tại sao uống thuốc gây buồn ngủ?

2. Các loại thuốc gây buồn ngủ

Có rất nhiều loại thuốc sau khi uống vào sẽ khiến cho cơ thể của chúng ta bị buồn ngủ, các loại thuốc ấy chính là:

Thuốc cảm cúm gây buồn ngủ

Thuốc cảm cúm là một trong các loại thuốc gây buồn ngủ khi uống, tại sao uống thuốc cảm gây buồn ngủ? Bởi trong các loại thuốc cảm thường có chứa thành phần điều trị chứng cảm cúm, trong  thuốc có các thành phần như chất giảm đau, hạ sốt và chứa một số các chất chống dị ứng như clorpheniramin thuộc nhóm kháng Histamin,.. những hoạt chất này đều có tác dụng kích thích cơ thể buồn ngủ nhanh hơn.  Điều này cũng giúp bạn lí giải được tại sao uống thuốc cảm gây buồn ngủ.

Uống thuốc cảm sẽ gây ra hiện tượng buồn ngủ, vì thế phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày của bạn, bạn cần uống với liều lượng vừa đủ để tránh gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống.

Như vậy qua những giải đáp trên chắc hẳn bạn đã biết được tại sao uống thuốc cảm lại buồn ngủ rồi chứ. Hãy sử dụng liều lượng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng hay còn gọi là thuốc kháng histamin, đây là những loại thuốc điều trị các bệnh viêm hệ hô hấp như viêm mũi, họng, phổi, chảy nước mũi, hắt hơi,.. hay các bệnh dị ứng về mắt, về da, ngứa da,…

Trong thuốc chống dị ứng sẽ có các thành phần Diphenhydramine, brompheniramine, meclizine, hydroxyzine,.. Những chất này gây ảnh hưởng các chất dẫn thần kinh và gây nên tình trạng buồn ngủ của cơ thể sau khi sử dụng.

Bạn nên nhờ các bác sĩ kê với liệu lượng vừa đủ để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày, có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng vào buổi tối để vào giấc ngủ ngon hơn.

các loại thuốc gây buồn ngủ
Thuốc chống dị ứng có thể gây buồn ngủ

Thuốc trầm cảm

Thuốc trầm cảm cũng là một trong các loại thuốc gây buồn ngủ rất dễ gặp, bạn sẽ gặp phải tình trạng buồn ngủ này ở trong những tuần đầu tiên sử dụng thuốc chống trầm cảm, bởi các chất sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, sau một giấc ngủ sâu và ngon sẽ giúp tinh thần của bạn được cải thiện phần nào. Để tránh ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày bạn có thể nhờ bác sĩ kê cho mình những loại thuốc chống trầm cảm có thể sử dụng vào buổi tối và uống trước lúc đi ngủ khoảng 2 giờ.

Thuốc trị lo âu

Các loại thuốc trị lo âu có thành phần nhóm benzodiazepin: clonazepam, diazepam, alprazolam,… có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ mỗi khi sử dụng, thậm chí  khiến cơ thể của bạn gặp phải tình trạng mệt mỏi đến vài ngày, hãy cân nhắc sử dụng đúng liều lượng và đúng loại mà bác sĩ đã kê.  

Thuốc trị tăng huyết áp

Trong các loại thuốc trị bệnh tăng huyết áp thường chứa các chất như atenolol, metoprolol succinate, metoprolol tartrate,… Những chất này gây ức chế thần kinh trung ương hoặc nhóm men chuyển pedix có tác dụng gây buồn ngủ mỗi khi sử dụng

Thuốc chống buồn nôn

Thuốc chống buồn nôn thường cũng là một trong các loại thuốc gây buồn ngủ khi sử dụng bạn cần biết, các chất chống buồn nôn thường có trong thuốc chống say tàu xe, máy bay, rối loạn tiền đình,… Thuốc có tác dụng giảm tình trạng buồn nôn, chóng mặt khi sử dụng hạn chế việc say xe cho người sử dụng. Chính vì điều đó mà mỗi khi chúng ta sử dụng các loại thuốc  say xe chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ và ngủ trong quãng đường ngồi trên xe, tàu, máy bay,…

các loại thuốc gây buồn ngủ
Có rất nhiều loại thuốc có thể gây buồn ngủ khi sử dụng

Thuốc giảm đau, thuốc ho chứa codein

Thuốc giảm đau, thuốc ho có chứa thành phần là codein, thành phần này gây nên tình trạng hưng phấn giảm đau và giảm ho hiệu quả nhưng lại gây chóng mặt gây buồn ngủ, bạn sẽ cần sử dụng loại thuốc này đúng như theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều để giảm đau, giảm ho gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc giãn cơ

Hầu hết các thuốc giãn cơ không tác động trực tiếp lên các mô cơ của bạn mà tác động vào hệ thống thần kinh trung ương của chúng ta, cụ thể là phần tủy sống và trên tủy sống. Thuốc giãn cơ tác động vào thần kinh tác động lên các noron thần kinh, từ đó kích thích làm giãn các cơ của chúng ta. Hiểu một cách đơn giản hơn về loại thuốc này thì các chất có trong thuốc sẽ tác động lên hệ thần kinh điều hòa cơ thể thả lỏng, có lẽ chính vì thế mà khiến cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ mỗi khi uống thuốc. Việc của bạn cần làm lúc này là để cho cơ thể được nghỉ ngơi, và tình trạng cứng cơ của bạn sẽ hết sau thời gian.

Thuốc trị tiêu hóa, tiêu chảy

Một trong các loại thuốc gây buồn ngủ khi sử dụng chính là thuốc tiêu hóa, loại thuốc này ngoài tác dụng ổn định hệ tiêu hóa, ngăn quá trình rối loạn thì thuốc còn có tác dụng khác chính là gây táo bón và gây buồn ngủ cho người sử dụng. Bạn hãy cân nhắc khi sử dụng thuốc này vào ban ngày để không gây ảnh hưởng đến công việc, hoặc dùng với liều lượng nhỏ vào ban ngày.

3. Hậu quả của việc uống các loại thuốc gây buồn ngủ

Trong các trường hợp thì tác dụng phụ của các loại thuốc gây buồn ngủ này thường không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu như bạn đang cần phải sử dụng sự tập trung của mình như thi cử, phỏng vấn, lái xe, vận hành các thiết bị máy móc hay làm việc,.. thì việc gây buồn ngủ này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của bạn. Bạn sẽ rất dễ gặp phải những sai lầm nghiêm trọng, gây ra những tai nạn không đáng có, vì thế hay thay thế bằng các loại thuốc không gây buồn ngủ vào ban ngày để không cảm thấy hối hận về kết quả.

các loại thuốc gây buồn ngủ
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng thuốc

4. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ

Có một số những lưu ý quan trọng khi sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ, để tránh gặp những hậu quả không đáng có bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Thông báo cho bác sĩ về nghề nghiệp mình đang làm: Điều này nhằm giúp cho các bác sĩ có thể loại bỏ những loại thuốc có thành phần gây buồn ngủ ra, giúp giảm thiểu tác dụng phụ về thuốc giảm được những hậu quả không đáng có do tình trạng buồn ngủ khi sử dụng thuốc mang lại.
  • Nên sử dụng đúng liều lượng: Ở mỗi độ tuổi mỗi mức độ nặng và nhẹ các bác sĩ sẽ kê đơn theo liều lượng phù hợp, bạn không nên tự ý tăng liều lượng lên gây ảnh hưởng đến cơ thể và làm gia tăng tình trạng buồn ngủ.
  • Cần ăn no trước khi sử dụng thuốc: Có một số loại thuốc có thể uống trong khi bụng đói, tuy nhiên có một số loại thuốc lại gây nên tình trạng buồn nôn khi uống, vì thế bạn nên ăn no khi sử dụng thuốc để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Vận động để cơ thể của bạn tỉnh táo hơn: Việc vận động sẽ kích thích hệ thần kinh của bạn, vì thế sẽ làm giảm tác dụng phụ là buồn ngủ lại, nhất là trong trường hợp bạn bị cảm cúm, thuốc cảm gây buồn ngủ rất mạnh, việc vận động sẽ giúp máu được lưu thông và giúp cho bạn tỉnh táo hơn.
  • Thông báo về thành phần dị ứng: Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ về những thành phần thuốc mà mình bị dị ứng để các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc không gây ảnh hưởng cho bạn.

Các loại thuốc gây buồn ngủ hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại, những loại thuốc mà được liệt kê ở trên chỉ mang tính chất tham khảo thêm. Vì thế khi mua thuốc trị bệnh chữa bệnh bạn cần hỏi bác sĩ của mình về tác dụng phụ của thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Bài Viết Liên Quan